Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
159776

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Ngày 31/05/2024 15:13:59

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 TRUNG TÂM Y TẾ TRIỆU SƠN       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TRẠM Y TẾ XÃ THÁI HÒA                        Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

                                                       Thái Hòa, ngày 31  tháng 5 năm 2024

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

             Kính thưa: Cán bộ và nhân dân trong toàn xã !

 Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh có thể gây thành dịch lớn và là bệnh rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt, con muỗi truyền bệnh là muỗi vằn có tên khoa học Aedes Aegypti. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 bệnh gặp ở cả mọi lứa tuổi.

1/Nguyên nhân gây bệnh Sốt xuất huyết (SXH):

           - Bệnh SXH lây qua đường trung gian do muỗi vằn truyền bệnh, muỗi vằn thường đậu ở các chỗ mát và tối trong nhà như: các hốc kẹt trong nhà, sàn giường, vách có treo quần áo,…chúng thích bám bề mặt nhám

          - Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 4 đến tháng 11 trong năm và giảm dần vào cuối năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở tất cả lứa tuổi. nhưng thường gặp nhất là lứa tuổi 5-15.

          - Đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH như sau: muỗi màu đen, chân và thân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn và thường đốt vào ban ngày mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

          2/ Triệu chứng:

         - Thể nhẹ : Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban; không kèm theo ho, sổ mũi.

-          Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo: xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa… Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

-          Nếu để bệnh tiến triển nặng: sốt cao 39 đến 40 độ C. Kèm theo nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu sẽ dẫn tới trụy mạch nguy cơ tử vong.

          3/ Cách phòng bệnh:

          Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là đảm bảo các điều kiện vệ sinh sạch sẽ như:

          - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum, vại, lu đựng nước.

          - Thả cá vào bể, giếng, chum, vại để diệt lăng quăng.

          -  Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai, lọ…. dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

           - Súc rửa chum, vại, lu hàng tuần.

          - Loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẻ lá, gốc tre …

          - Tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.

          * Phòng muỗi đốt:

          - Mặc quần áo dài tay che kín tay chân.

          - Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

          - Dùng bình xịt muỗi, vợt diệt muỗi …

          - Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

          - Cho người bệnh SXH nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.

-          Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

-          Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. 

          - Chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi:  “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.

   Bài viết : Bs Lê Thị Anh, Trưởng Trạm y tế

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Đăng lúc: 31/05/2024 15:13:59 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 TRUNG TÂM Y TẾ TRIỆU SƠN       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TRẠM Y TẾ XÃ THÁI HÒA                        Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

                                                       Thái Hòa, ngày 31  tháng 5 năm 2024

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

             Kính thưa: Cán bộ và nhân dân trong toàn xã !

 Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh có thể gây thành dịch lớn và là bệnh rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt, con muỗi truyền bệnh là muỗi vằn có tên khoa học Aedes Aegypti. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 bệnh gặp ở cả mọi lứa tuổi.

1/Nguyên nhân gây bệnh Sốt xuất huyết (SXH):

           - Bệnh SXH lây qua đường trung gian do muỗi vằn truyền bệnh, muỗi vằn thường đậu ở các chỗ mát và tối trong nhà như: các hốc kẹt trong nhà, sàn giường, vách có treo quần áo,…chúng thích bám bề mặt nhám

          - Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 4 đến tháng 11 trong năm và giảm dần vào cuối năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở tất cả lứa tuổi. nhưng thường gặp nhất là lứa tuổi 5-15.

          - Đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH như sau: muỗi màu đen, chân và thân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn và thường đốt vào ban ngày mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

          2/ Triệu chứng:

         - Thể nhẹ : Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban; không kèm theo ho, sổ mũi.

-          Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo: xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa… Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

-          Nếu để bệnh tiến triển nặng: sốt cao 39 đến 40 độ C. Kèm theo nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu sẽ dẫn tới trụy mạch nguy cơ tử vong.

          3/ Cách phòng bệnh:

          Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là đảm bảo các điều kiện vệ sinh sạch sẽ như:

          - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum, vại, lu đựng nước.

          - Thả cá vào bể, giếng, chum, vại để diệt lăng quăng.

          -  Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai, lọ…. dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

           - Súc rửa chum, vại, lu hàng tuần.

          - Loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẻ lá, gốc tre …

          - Tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.

          * Phòng muỗi đốt:

          - Mặc quần áo dài tay che kín tay chân.

          - Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

          - Dùng bình xịt muỗi, vợt diệt muỗi …

          - Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

          - Cho người bệnh SXH nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.

-          Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

-          Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. 

          - Chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi:  “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.

   Bài viết : Bs Lê Thị Anh, Trưởng Trạm y tế