Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
159776

Bài tuyên truyền: Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất rau an toàn

Ngày 30/08/2024 13:54:34

Bài tuyên truyền: Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất rau an toàn

 Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình. Rau xanh giàu các chất magiê, kali, canxi, sắt, axit folic và đặc biệt là rất giàu vitamin C mà trong thức ăn từ động vật không có, nó là nguồn bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, không những tốt cho sức khỏe mà còn là thực phẩm giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, ung thư…
     Có rất nhiều người hiểu rau an toàn là loại rau không phun thuốc sâu. Nhiều người trong quá trình lựa chọn rau thường chọn những loại rau “xấu mã”, hoặc tốt nhất là chọn được những mớ rau có sâu còn sống vì cho rằng rau “xấu mã” hoặc có sâu còn sống là rau an toàn vì không phun thuốc. Hiểu biết về “rau an toàn” như vậy là quá đơn giản và không đầy đủ. Để nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn, toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chọn giống đến trồng, chăm sóc đều cần thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn. Để đảm bảo về an toàn thực phẩm sau đây là một số lưu ý trong sản xuất rau an toàn

1- Đất trồng:

Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

2- Phân bón:

Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

3- Nước tưới:

Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

4- Phòng trừ sâu bệnh:

Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

5- Giống : 

Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

6- Biện pháp canh tác :

 Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

7- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật : 

Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc.

         Sử dụng rau an toàn là một nhu cầu bức thiết không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Để sản phẩm rau ngày càng trở nên an toàn, người trồng rau cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc nêu trên trong quá trình sản xuất, không vì lợi nhuận mà làm ẩu. Có như vậy thì chất lượng sản phẩm rau, củ quả xanh trên thị trường mới ngày càng được cải thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế tối đa được các vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra

 

                                                                    Người sưu tầm: CCVH - XH

Bài tuyên truyền: Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất rau an toàn

Đăng lúc: 30/08/2024 13:54:34 (GMT+7)

Bài tuyên truyền: Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất rau an toàn

 Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình. Rau xanh giàu các chất magiê, kali, canxi, sắt, axit folic và đặc biệt là rất giàu vitamin C mà trong thức ăn từ động vật không có, nó là nguồn bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, không những tốt cho sức khỏe mà còn là thực phẩm giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, ung thư…
     Có rất nhiều người hiểu rau an toàn là loại rau không phun thuốc sâu. Nhiều người trong quá trình lựa chọn rau thường chọn những loại rau “xấu mã”, hoặc tốt nhất là chọn được những mớ rau có sâu còn sống vì cho rằng rau “xấu mã” hoặc có sâu còn sống là rau an toàn vì không phun thuốc. Hiểu biết về “rau an toàn” như vậy là quá đơn giản và không đầy đủ. Để nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn, toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chọn giống đến trồng, chăm sóc đều cần thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn. Để đảm bảo về an toàn thực phẩm sau đây là một số lưu ý trong sản xuất rau an toàn

1- Đất trồng:

Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

2- Phân bón:

Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

3- Nước tưới:

Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

4- Phòng trừ sâu bệnh:

Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

5- Giống : 

Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

6- Biện pháp canh tác :

 Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

7- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật : 

Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc.

         Sử dụng rau an toàn là một nhu cầu bức thiết không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Để sản phẩm rau ngày càng trở nên an toàn, người trồng rau cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc nêu trên trong quá trình sản xuất, không vì lợi nhuận mà làm ẩu. Có như vậy thì chất lượng sản phẩm rau, củ quả xanh trên thị trường mới ngày càng được cải thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế tối đa được các vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra

 

                                                                    Người sưu tầm: CCVH - XH