Ý kiến thăm dò
BÀI TUYÊN TRUYỀN: ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG)
BÀI TUYÊN TRUYỀN: ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG)
Bảo quản thực phẩm thế nào là đúng cách
Tủ lạnh, tủ đông là sự lựa chọn phổ biến và tiện lợi nhất khi cần bảo quản thực phẩm. Vậy với mỗi loại thực phẩm thì bảo quản ra sao?
Bảo quản thực phẩm chín
Muốn giữ được thực phẩm lâu hơn trước hết bạn cần sơ chế và đun kỹ tất cả các loại thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh. Phân loại thực phẩm ra các hộp đựng, đóng chặt nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi cất vào tủ lạnh.
Nếu không có tủ lạnh hoặc đang mất điện thì nên cho hộp thức ăn vào thùng xốp có chứa đá. Tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm đã có mùi ôi thiu, lên men hoặc đổi màu bất thường.
Bảo quản thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và quá lâu vì dễ hư hỏng và mất chất khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì cho lên ngăn đá.
Với rau xanh nhặt bỏ gốc và lá sâu cho vào túi bóng buộc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ. Các loại rau cải, rau lá xanh… không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Thực phẩm đông lạnh
Giữ thịt, cá tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh
Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 độ đến -300, cấp đông với nhiệt độ -360 thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, không nên để thực phẩm quá lâu sẽ bị phân hủy hoặc chuyển hóa, làm mất chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Các thực phẩm như; khoai tây, cà phê, hành tỏi, bánh mì, chuối, cà chua,… đều không nên bảo quản trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm chúng bị mất đi mùi thơm, làm giảm chất lượng và gây mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác
Trên đây là những nguyên tắc vàng giúp bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn vào những ngày hè nắng nóng.
Tin bài: CCVH - XH - Lê Hân
Tin cùng chuyên mục
-
Bài tuyên truyền: Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất rau an toàn
30/08/2024 13:54:34 -
Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
21/08/2024 15:06:40 -
10 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn, luôn tươi ngon
21/08/2024 15:06:40 -
10 nguyên tắc chế biến an toàn thực phẩm trong mùa hè
16/07/2024 09:32:08
BÀI TUYÊN TRUYỀN: ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG)
BÀI TUYÊN TRUYỀN: ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG)
Bảo quản thực phẩm thế nào là đúng cách
Tủ lạnh, tủ đông là sự lựa chọn phổ biến và tiện lợi nhất khi cần bảo quản thực phẩm. Vậy với mỗi loại thực phẩm thì bảo quản ra sao?
Bảo quản thực phẩm chín
Muốn giữ được thực phẩm lâu hơn trước hết bạn cần sơ chế và đun kỹ tất cả các loại thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh. Phân loại thực phẩm ra các hộp đựng, đóng chặt nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi cất vào tủ lạnh.
Nếu không có tủ lạnh hoặc đang mất điện thì nên cho hộp thức ăn vào thùng xốp có chứa đá. Tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm đã có mùi ôi thiu, lên men hoặc đổi màu bất thường.
Bảo quản thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và quá lâu vì dễ hư hỏng và mất chất khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì cho lên ngăn đá.
Với rau xanh nhặt bỏ gốc và lá sâu cho vào túi bóng buộc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ. Các loại rau cải, rau lá xanh… không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Thực phẩm đông lạnh
Giữ thịt, cá tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh
Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 độ đến -300, cấp đông với nhiệt độ -360 thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, không nên để thực phẩm quá lâu sẽ bị phân hủy hoặc chuyển hóa, làm mất chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Các thực phẩm như; khoai tây, cà phê, hành tỏi, bánh mì, chuối, cà chua,… đều không nên bảo quản trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm chúng bị mất đi mùi thơm, làm giảm chất lượng và gây mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác
Trên đây là những nguyên tắc vàng giúp bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn vào những ngày hè nắng nóng.
Tin bài: CCVH - XH - Lê Hân